Thống kê từ FiinRatings cho thấy, dòng tiền thanh toán gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang có xu hướng giảm dần từ tháng 2 đến tháng 4/2025. Tuy nhiên, áp lực thanh toán vẫn chưa giảm hẳn, đặc biệt với các doanh nghiệp bất động sản khi khối lượng trái phiếu đến kỳ đáo hạn vẫn rất lớn trong những tháng tới.
Trong tháng 2/2025, quy mô mua lại và đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh so với tháng 1. Giá trị mua lại trước hạn trong tháng 1 đạt 3,7 nghìn tỷ đồng, giảm 75% so với tháng trước và 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù giảm mạnh trong tháng 1, lũy kế hai tháng đầu năm 2025, giá trị mua lại trước hạn đạt gần 18,6 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% YoY. Điều này cho thấy dòng tiền thanh toán trái phiếu vẫn đang diễn ra tích cực, dù áp lực đã có dấu hiệu giảm bớt.
Dự kiến, trong quý II/2025, tổng nợ gốc TPDN đến hạn thanh toán ở nhóm phi ngân hàng sẽ đạt 26,3 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với quý I. Riêng năm 2025, hơn 163 nghìn tỷ đồng TPDN sẽ đến hạn, trong đó quý III sẽ là giai đoạn cao điểm với tổng giá trị đáo hạn lên đến 65,3 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt trong tháng 7 (15,3 nghìn tỷ đồng) và tháng 8 (21,6 nghìn tỷ đồng).
Dự kiến trong tháng 4/2025, dòng tiền thanh toán lãi trái phiếu ở nhóm phi ngân hàng khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng, giảm so với mức trung bình 4,7 nghìn tỷ đồng/tháng trong ba tháng đầu năm. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 39% toàn thị trường, tiếp tục là nhóm chịu áp lực thanh toán lớn nhất.
Ngoài bất động sản, các ngành xây dựng, vật liệu, du lịch và giải trí cũng có áp lực trả lãi đáng kể, nhưng thấp hơn nhiều so với nhóm bất động sản. Mặc dù dòng tiền thanh toán gốc và lãi trái phiếu giảm dần, nhưng “đỉnh” đáo hạn vẫn chưa qua. Ngoài khối lượng trái phiếu đến hạn, nhiều doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với những lô trái phiếu đã được giãn trước đây. Điều này khiến bài toán thanh khoản trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt với doanh nghiệp bất động sản.
Các doanh nghiệp địa ốc sẽ phải tìm cách đẩy nhanh tiến độ bán hàng để tạo dòng tiền, đồng thời kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng đóng vai trò quan trọng khi giá cổ phiếu có thể hỗ trợ giảm áp lực tài sản đảm bảo. Nếu giá cổ phiếu tăng, áp lực suy giảm giá trị tài sản thế chấp cho các lô trái phiếu trước đây sẽ phần nào được tháo gỡ, giúp doanh nghiệp có thêm dư địa để cơ cấu tài chính.
Liên hệ tư vấn
Quý khách có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.
Công ty CP tư vấn và Hỗ trợ DN F&L (F&L consultant):
Địa chỉ: Tầng 4 toà Tuấn Minh Group, số 3 ngõ 84 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 058 899 3039/058 892 7902
Email: fl.lienhe@gmail.com
Fanpage: F&L CONSULTANT
Tham khảo dịch vụ khác của chúng tôi: Tại đây
- Nhà đầu tư cần làm gì khi cổ phiếu bị hạn chế hoặc đình chỉ giao dịch?
- Thông báo chính thức: Cổ phiếu TKG bắt đầu giao dịch trên UPCOM nhưng vẫn thuộc diện đình chỉ giao dịch từ ngày 13/1/2025
- Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất kể từ đầu năm 2023
- Câu Chuyện Cổ Phiếu TKG: Liệu Chuyển Sàn Qua UPCOM Có Được Giao Dịch Lại Như Kỳ Vọng Của Nhà Đầu Tư?
- Trung Quốc và “con át chủ bài” 760 tỷ USD: Thị trường toàn cầu thấp thỏm